Mẹo ứng xử với đồng nghiệp khó chịu

Tạo thành những vùng giải tỏa: Có sẵn cho mình những chỗ có thể yên ổn một mình và tránh xa những con người khó chịu, đặc biệt là trong những lúc những người đó muốn dùng

Các kiểu quan hệ cay đắng thường làm tiêu tán lòng tự trọng và tác động tiêu cực đến nỗ lực làm việc và vươn lên của một con người. Để vượt qua những trường hợp tiêu cực này và hoàn thành tốt công việc của mình, bạn cần phải tạo dựng cho mình một thái độ giao tiếp và làm việc chủ động.

Mong muốn điều tốt nhất nhưng luôn sẵn sàng với những gì tệ hại nhất: Phải đối mặt với một người luôn khó chịu và gay gắt với mình là hết sức tai hại cho tinh thần của một người. Không nên hy vọng nhiều vào việc thay đổi tính khí của người đó mà hãy tin rằng mọi thử thách rồi cũng sẽ phải qua đi. Với suy nghĩ này, bạn sẽ không phải bất ngờ hay nản chí vì cách cư xử thô lỗ của những người khó chịu.

Phát triển những cảm xúc tích cực: Lãnh đạm, thờ ơ hay cáu kỉnh không thể được xem là một đức tính trong môi trường làm việc. Dùng giá trị đích thực của bản thân để liên hệ với cách xử sự không tốt đối với mình và tập trung nỗ lực vào công việc là một cách để vượt qua sự khó chịu. Hãy nghĩ đến những trường hợp vui thú thường xuyên hơn như có thể và rồi mọi việc sẽ thay đổi.

Nỗ lực đạt những thành quả nhỏ: Khả năng kiểm soát tốt những việc nhỏ, có vẻ như tầm thường là dấu chỉ của một con người vững vàng. Được giao trách nhiệm nhiều hơn, được nghỉ cuối tuần dài hơn hay được một ai đó tỏ lời khen ngợi (đặc biệt là khi được khen trước mặt người đã có hành vi thô lỗ với mình) là những cảm xúc tích cực sẽ giúp bạn vượt qua sự khó chịu tiêu cực.

Tránh giao tiếp lâu với những người khó chịu: Vì công việc, bạn buộc phải giao tiếp với những người đó, vậy hãy sắp xếp trước để trao đổi thật ngắn gọn và nhanh chóng. Khi có việc phải trao đổi, nên gặp mặt trực tiếp với những người khó chịu đó, không nên tránh né bằng cách trao đổi qua điện thoại hay mail – cách này vừa làm công việc kém hiệu quả vừa làm cho người đó thêm ác cảm.

Tạo thành những vùng giải tỏa: Có sẵn cho mình những chỗ có thể yên ổn một mình và tránh xa những con người khó chịu, đặc biệt là trong những lúc những người đó muốn dùng mình làm cái thớt để chém. Không phải trốn vào phòng vệ sinh để gậm nhắm nỗi đau mà tìm đến với một ai đó vui vẻ có thể tạo cho mình những cảm xúc tích cực. Bạn có thể đến trò chuyện với một đồng nghiệp tốt tính hay cũng có thể ra ngoài gặp gỡ những khách hàng thoải mái. Một vài phút ở bên những người tích cực sẽ làm bạn thay đổi và không còn cảm thấy nặng nề nữa.

Đừng bao giờ nổi nóng, hãy bình tĩnh và luôn tỏ ra tôn trọng: Dùng sự thô lỗ để đối lại với sự thô lỗ có thể làm bạn cảm thấy thỏa mãn đó nhưng sự ám ảnh tiêu cực vẫn còn đó và tệ hơn là bạn đã tạo điều kiện cho những cảm xúc tiêu cực lớn dậy và tác động đến bản thân mạnh mẽ hơn. Hãy bình tĩnh và luôn tỏ ra tôn trọng người đã cư xử tệ hại với mình, bằng cách này bạn làm cho người kia cảm thấy bạn không chấp nhận những hành vi thiếu tôn trọng người khác và có thể sẽ làm cho người đó ngại và không còn đối xử thô lỗ với bạn nữa. Hãy giải thích thật bình tĩnh về việc bạn đang bị chỉ trích hay đối xử không đúng. Có thể bạn không thể làm cho người kia thay đổi nhưng, điều quan trọng là bạn cảm thấy dễ chịu vì mình đã xử sự một cách thật đáng tôn trọng.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *